Chiêu trò lừa đảo của chủ trọ

Chiêu trò lừa đảo của chủ trọ – Sinh viên phải cẩn thận

Trong xã hội ngày nay, vẫn còn tồn tại những thành phần trục lợi, lợi dụng người khác chỉ vì một thứ là “tiền”. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của các em sinh viên, nhiều nơi đã nảy sinh các thủ đoạn lừa đảo và ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vì vậy, bạn cần biết những chiêu trò lừa đảo của chủ trọ sau đây để cho các cách phòng tránh.

Tiền đặt cọc giữ phòng

Hình thức

Các đối tượng lừa đảo sẽ đánh vào tâm lý ham của rẻ của người Việt nói chung và các bạn sinh viên nói riêng để thu về cho mình những món hời.

Chúng sẽ dán hoặc rải những tờ rơi khắp nơi, nhất là gần các trường đại học với nội dung như “Cho thuê nhà trọ giá rẻ, bao điện nước, wifi, chỗ giữ xe,gần trạm xe buýt, nhà vệ sinh riêng, giờ giấc tự do,..Liên hệ xxx” nghe rất hấp dẫn đúng không nào?

Khi đến xem phòng, bạn sẽ được dẫn đến những căn phòng khang trang ( có thể là những căn phòng đã được những đối tượng này thuê để lừa đảo hoặc là chính những căn phòng của họ) với những tiện nghi ngoài sức tưởng tượng và mức giá mà họ đưa ra. Chắc hẳn bạn sẽ thấy rất “hời” và không ngần ngại tin những lời mật ngọt của họ đấy nên hãy cẩn thận nhé.

Chủ nhà trọ yêu cầu Bạn đặt cọc một khoản tiền lớn thường là 2.000.000đ (1 tháng tiền phòng) để giữ chỗ. Vì nhẹ dạ cả tin và sợ mất phòng giá tốt nên các Bạn sinh viên thường đồng ý ngay và được đưa cho một tờ giấy nhận đặt cọc.

Nhưng khi bạn đến nhận phòng thì được thông báo là bạn không đặt bất cứ phòng nào cả bởi 1 người khác. Lúc này bạn mới tá hỏa nhận ra mình đã bị lừa thì đã muộn rồi! Hoặc có thể chỗ đó sẽ tìm ra mọi lý do buộc bạn phải “tự nguyện” phá vỡ thỏa thuận theo giấy đặt cọc đã ký.

Cách phòng tránh

  • Lên Google gõ số điện thoại nơi Bạn sắp đến xem phòng xem có thông tin lừa đảo nào không.
    Tham khảo ý kiến người dân xung quanh khu vực nhà trọ. Nên đi xem phòng với một hoặc hai bạn bè khác.
  • Nên ghi âm lại toàn bộ cuộc đối thoại giữa Bạn và chủ nhà trọ để tránh chủ trọ lật lọng về sau. Đặc biệt, bạn nên xin giấy chứng minh nhân dân của chủ trọ và đối chiếu thông tin có giống như trên hợp đồng hay không (CMND giúp bạn dễ dàng tìm được người lừa đảo nếu bạn không may bị lừa).
  • Không đặt cọc khi thấy có dấu hiệu lừa đảo, trong trường hợp đặt cọc thì phải yêu cầu chủ trọ ghi rõ ràng và chi tiết các những thỏa thuận về tiền phòng, chi phí hàng tháng để làm bằng chứng. Giấy đặt cọc phải có chữ kí của của hai bên, và nên chỉ trả vài trăm để giữ phòng.

Chiêu trò lừa đảo của chủ trọ bằng cách Tăng tiền phòng

Hình thức

Đây là một chiêu trò tinh vi hơn hình thức lừa đảo trên. Thông thường chủ trọ sẽ rất nhiệt tình và đưa ra giá phòng cùng những chi phí hàng tháng cực kì ưu đãi cho sinh viên như tiền nước 70k/1 tháng, tiền điện theo giá nhà nước, tiền giữ xe 100k/xe. Tuy nhiên, khi bạn vừa ở được vài tuần đến một tháng thì chủ trọ sẽ viện cớ lý do vì tiền điện, tiền nước tăng và bắt Bạn đóng tiền nước lên gấp 2 gấp 3 lần. Nếu Bạn chịu không nổi chi phí quá cao thì phải tự chuyển đi và chịu mất cọc.

Cách phòng tránh

  • Kiểm tra cẩn thận phòng trọ trước khi tiến hành đặt cọc: nhà vệ sinh, cửa ra vào, khu vực để xe, cửa sổ, cửa ra vào, đồng hồ điện, nước,…
  • Trao đổi kỹ lưỡng thông tin với chủ nhà trọ: như nhà trọ có chính chủ không, giờ giấc ra vào như thế nào, nếu có hư hỏng các thiết bị trong phòng thì ai sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa, chi phí cơ bản (tiền thuê phòng, tiền điện, tiền nước, tiền mạng, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc,…).
  • Xác nhận là ngoài những chi phí cơ bản thì còn phát sinh thêm bất kì khoản chi phí nào hay không? Nếu có thì đó là những chi phí nào?
  • Kiểm tra xem phòng có đồng hồ điện, nước riêng hay không?
  • Khi ký hợp đồng phải đọc kỹ và yêu cầu liệt kê tất cả chi phí hàng tháng vào hợp đồng. Xem kỹ thông tin về ngày tháng, các điều khoản quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên và phải có cả hai bên cùng ký.

Địa chỉ ma

Chiêu trò lừa đảo của chủ trọ

Hình thức

Địa chỉ “ma” là những địa chỉ không thuộc sở hữu của chủ trọ nhưng họ lại dẫn bận tới đó. Theo đó, khi bạn liên hệ thì sẽ không được dẫn đến xem phòng mà lấy lí do là có nhiều khu nhà trọ khác nhau nên chỉ cần đặt cọc để giữ chỗ và giữ giấy đến nhận phòng. Tuy nhiên, khi đến thì chủ trọ là một người khác hoặc địa chỉ được cho không hề có một khu nhà trọ nào cả.

Tuy đây là một trường hợp rất ít gặp vì sinh viên ngày càng cảnh giác hơn, nhưng vẫn có những trường hợp các Bạn tân sinh viên ở tỉnh lên bị lừa gạt.

Cách phòng tránh

  • Yêu cần dẫn xem phòng trực tiếp.
  • Chỉ đặt cọc giữ chỗ khi có thỏa thuận biên nhận rõ ràng.

Tiền giới thiệu

Hình thức

Đây là hình thức lừa đảo thường được thực hiện bởi các “cò phòng trọ”. Theo đó họ sẽ dẫn bạn đến những nhà trọ đáp ứng những tiêu chuẩn bạn đưa ra. Họ sẽ tiếp cận bạn bằng cách giả vờ làm những người tốt bụng nhưng sau khi dẫn bạn đến nhà trọ mong muốn, họ sẽ đòi tiền thù lao giới thiệu và đòi sẽ dùng bạo lực nếu bạn không trả tiền cho họ.

Cách phòng tránh

  • Nếu có người lạ yêu cần dẫn bạn đi xem phòng thì nên từ chối dù bạn không biết đó có phải cò hay không vì phòng ngừa là trên hết.
  • Khi đi xem trọ nên đi với bạn bè hoặc người thân để tránh được những đe dọa.

Tổng kết kinh nghiệm

Tóm lại, để tránh các chiêu trò lừa đảo của chủ trọ, sinh viên cần chú ý những điều sau:

Kiểm tra nhà trọ – phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn không?

Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ – phòng trọ:

  • Chủ nhà trọ – phòng trọ là ai
  • Giờ giấc ra vào
  • Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
  • Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc), ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?
  • Có đồng hồ điện nước riêng hay không?

Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.

Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Sinh viên phải đọc kĩ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không? Tránh “tiền mất tật mang”.

Ngoài ra, các bạn sinh viên nên tìm sự hỗ trợ từ các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên; phòng hỗ trợ sinh viên trong trường đại học. Các trung tâm hỗ trợ sinh viên sẽ cung cấp cho bạn những địa chỉ nhà trọ – phòng trọ uy tín. Đồng thời các nhóm công tác xã hội, phòng hỗ trợ sinh viên trong trường đại học cũng có các hoạt động giúp sinh viên tìm các nhà trọ gần trường đáng tin cậy.

Lần đầu phải tự lập, sống xa gia đình, chắc chắn sẽ còn nhiều điều mới mẻ và bỡ ngỡ. Hãy luôn giữ cái đầu lạnh, tỉnh táo để không bị dính vào các “cạm bẫy” của xã hội, các bạn nhé!

Give a Comment