Bạn vừa mới lập gia đình và mua được nhà ở thành phố và muốn định cư cùng gia đình mới tại thành phố nhưng không biết các thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh như thế nào? Cần chuẩn bị giấy tờ gì và cơ quan nào có thẫm quyền giải quyết thủ tục chuyển hộ khẩu cho bạn? Trong bài viết dưới đây, hoidapphapluat.net sẽ giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc liên quan đến thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác. Cùng theo dõi nhé!

1. Vì sao cần phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu khi định cư nơi ở mới?
Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Theo Điều 23 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định
Hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh.Như vậy, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ – CP, nếu sau thời hạn 12 tháng chuyển sang chỗ ở mới mà bạn không thực hiện thủ tục đăng ký thường trú thì theo đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 300.000 đồng.
Bên cạnh đó, sổ hộ khẩu chính là giấy tờ quan trọng có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Khi được chứng nhận tạm trú tại nơi mình đang ở, công dân sẽ được hưởng các quyền lợi tại khu vực mình đang sống. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nếu bạn đang sinh sống tại các thành phố lớn: nhập học cho con, đăng ký bảo hiểm, mua nhà, mua đất, vay vốn ngân hàng….
2. Đối tượng nào cần làm giấy chuyển hộ khẩu khi chuyển sang chỗ ở mới?

Trong quá trình tiến hành làm thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác, bạn bắt buộc phải làm giấy chuyển hộ khẩu nếu thuộc 1 trong các đồi tượng sau đây:
- Công dân chuyển đi định cư ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh mà mình đang sinh sống
- Công dân chuyển nơi ở ra ngoài phạm vi thị xã, huyện, quận của thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mình đang sinh sống.
Tuy nhiên, Trường hợp sau thì bạn không cần phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
- Công dân được trúng tuyển vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
- Là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đăng thuộc tỉnh khác.
- Công dân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại tỉnh thành khác.
- Phạm nhân đang chấp hành những hình phạt tù, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế… tại tỉnh thành khác.
2.1 Quy trình làm thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh năm 2020
Quy trình làm thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh được thực hiện qua 3 giai đoạn:
- Đăng ký tạm trú dài hạn tại tỉnh mới
- Cắt khẩu tại nơi đăng ký hộ khẩu cũ
- Nhập khẩu vào nơi đã đăng ký tạm trú dài hạn ở nơi mới.
3. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh
3.1 Đăng ký tạm trú dài hạn tại tỉnh mới chuyển đến
Hồ sơ đăng ký tạm trú dài hạn bao gồm những gì? Trường hợp đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi ở mới, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp: Trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ. Ngoài ra, nếu là chỗ ở thuê thì phải có sự đồng ý của chủ nhà. Trường hợp người cho phép ở nhờ, cho thuê, mượn nhà đã đồng ý bằng văn bản thì không cần ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu) mẫu HK02.
Để làm thủ tục đăng ký tạm trú bước đầu, bạn cần xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn sẽ cấp giấy chứng nhận tạm trú cho bạn.
3.2 Cắt khẩu tại nơi đăng ký hộ khẩu cũ
Để tiến hành cắt khẩu tại nơi đăng ký hộ khẩu cũ, bạn phải chuẩn bị Hồ sơ làm thủ tục chuyển hộ khẩu cần những giấy tờ sau đây:
- Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu,
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm cấp Giấy chuyển hộ khẩu.
Bên cạnh đó, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến.

3.3 Nhập khẩu vào nơi đã đăng ký tạm trú dài hạn ở nơi mới
Hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh.Sau khi có được giấy chuyển hộ khẩu tại nơi đăng ký hộ khẩu cũ, bạn tiến hành làm hổ sơ đăng ký thường trú tại nơi ở mới. Hổ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu);
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
4. Thủ tục chuyển hộ khẩu mất bao lâu?
Hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh.Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Nếu sau thời gian này mà cơ quan không cấp Giấy chuyển hộ khẩu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn nói trên trong quá trình đăng ký thường trú công an quận/ huyện sẽ ra quyết định xử phạt.

5. Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ chuyển hộ khẩu?
Hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu khác tỉnh.Tùy vào nơi ở mới của bạn thuộc cơ quan quản lý nào thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ khác nhau:
- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.